Văn hóa lễ hội ở Nhật – Văn hóa ở Nhật cực kì đa dạng và phong phú. Tại đây vào mỗi dịp lễ hội sẽ có những bộ trang phục riêng, cũng như sẽ có những món ăn đặc trưng vào các dịp lễ hội như vậy
Trong bài viết bên dưới đây mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu sơ lược về Văn hóa lễ hội ở Nhật. Hãy cùng mình theo dõi bài viết bên dưới nhé !
Mục lục
Lễ hội Shogatsu
Có tới hàng trăm lễ hội được tổ chức tại Nhật Bản hàng năm. Tuy nhiên lễ hội được mong chờ và yêu thích nhất phải kể tới lễ hội Shogatsu. Đây là một trong các lễ hội Nhật Bản đặc sắc được tổ chức để chào mừng năm mới.

Lễ hội này diễn ra vào mùng 1 tháng 1 dương lịch. Nó được xem là lễ hội lớn nhất của Nhật Bản. Khác với các nước khác trong khu vực, Nhật tổ chức mừng năm mới theo lịch dương. Vào ngày này tại Nhật xảy ra rất nhiều hoạt động ăn mừng đại lễ khác nhau.

Các món ăn truyền thống của Nhật trong các dịp lễ hội rất đáng chú ý
Thường đại lễ mừng năm mới này sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày mùng 1 tới ngày mùng 3 và để chuẩn bị cho lễ hội này người Nhật sẽ tiến hành dọn dẹp và trang trí nhà cửa thật sạch sẽ. Công việc trang hoàng, dọn dẹp sẽ được làm từ ngày 8/12 cho đến ngày 12/12.
Vào những ngày này, người Nhật sẽ đi chùa và ăn bữa cơm tất niên cùng với những người thân của mình. Trong bữa ăn sẽ có rất nhiều món ăn truyền thống của người Nhật Bản.
Sau đó sẽ diễn ra tục lì xì đầu năm và trẻ nhỏ có thể được chơi các trò chơi dân gian như cầu lông Hanetsuki hay Tokoage. Mọi người ai nấy đều xúng xính trong trong trang phục kimono truyền thống.
Lễ hội đèn lồng Obon – Văn hóa lễ hội ở Nhật
Nhắc tới các lễ hội Nhật Bản đặc sắc không thể không nhắc tới lễ hội Obon. Đây chính là lễ hội đèn lồng lớn nhất tại Nhật Bản. Obon còn được xem như là đại lễ Vu Lan báo hiếu ông bà, cha mẹ.

Ảnh:@racheljacobsma
Nó sẽ được tổ chức vào tháng 7 hàng năm. Tùy theo từng khu vực vùng miền có thể được định ngày tổ chức không giống nhau. Vào ngày này, người dân sẽ treo đèn lồng trước cửa nhà và tổ chức đi thăm viếng, tu sửa mộ của tổ tiên.

Vào ngày cuối cùng khi lễ hội Obon xảy ra, người ta sẽ tiến hành thả đèn lồng ở các sông, các hồ hay các bờ biển gần nhà. Đây được xem là phong tục tiễn đưa linh hồn những người quá cố về với thế giới bên kia. Bên cạnh đó, người ta còn tổ chức đốt pháo bông vào ngày này.
Vì thế, nếu như bạn dự định đi du lịch Nhật Bản vào dịp tháng 7 thì đừng bỏ lỡ thời cơ tham gia lễ hội đèn lồng Obon độc đáo này nhé. Đây sẽ là lễ hội Nhật Bản đặc sắc giúp cho bạn hiểu một cách rõ ràng hơn về nét đẹp uống nước nhớ nguồn của người Nhật.
Lễ hội búp bê Hina Matsuri – Văn hóa lễ hội ở Nhật
Nằm trong danh sách các lễ hội Nhật Bản đặc sắc nhất của xứ sở Phù Tang, Hina Matsuri là lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người dân nơi đây. Đây là lễ hội búp bê được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 hàng năm.

Đối với người dân Nhật Bản, búp bê được xem là báu vật của các gia đình, nó thường được trưng bày tại các không gian trang trọng nhất của căn nhà.
Những con búp bê này sẽ được trưng diện những bộ quần áo kimono thật đẹp và ấn tượng.
Lễ hội Kishiwada Danjiri
Vào giữa tháng 9 hàng năm, lễ hội Danjiri được tổ chức tại Kishiki ở Kishiwada, thành phố Osaka, thu hút hàng ngàn du khách đến Nhật Bản tham gia. Đây chính là lễ hội hết sức mạo hiểm ở Nhật. Người tham dự lễ hội này sẽ phải uống rượu thật say mềm và ngồi vào những chiếc kiệu có tải trọng lớn được làm bằng gỗ. Kiệu xe chạy xuống phố, và cuộc đua thực sự khởi đầu.
Thủ lĩnh của nhóm đẩy kiệu sẽ đứng cao trên đỉnh kiệu, nhảy múa, khích lệ cho các thành viên của mình.Có nhiều chiếc kiệu rất lớn nên cần khoảng 500 người đẩy.
Lễ hội này đề cao sức mạnh, tính kiên trì, chịu đựng và tinh thần đồng đội. Những người đẩy xe vừa đẩy vừa hò lớn, làm ra bầu không khí vô cùng náo nhiệt, khiến mọi người xung quanh điêu đứng đấy.
Awa Odori – Tokushima – Văn hóa lễ hội ở Nhật

Awa Odori là lễ hội múa truyền thống của tỉnh Tokushima nói riêng và của Nhật Bản nói chung. Lễ hội được diễn ra từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 8 hàng năm, với những vũ điệu uyển chuyển, dịu dàng của phái nữ và điệu nhảy sôi động hừng hực lửa của phái nam.
Trong tiếng đàn, tiếng chuông, tiếng trống và tiếng sáo hòa vang… Các bước nhảy nhộn nhịp và ăn ý. Lễ hội Awa Odori cũng thu hút đông đảo người đến xem nên nếu như có dịp tham gia vào lễ hội này, bạn có thể không những không bất ngờ và hoảng về mức độ đầu tư của nó mà còn cả tiếng hò reo khích lệ rất lớn từ những người xung quanh.
Lễ hội Kanda – Tokyo
Lễ hội Kanda được tổ chức vào hai ngày Thứ bảy và Chủ nhật thứ 2 của tháng 5 hàng năm tại đền Myojin, để vinh danh chiến công vang dội của các Shogun (một vị thần trong Thần đạo) và khen ngợi những người vợ của họ. Đây cũng là bước đà để họ được tự hào về bản thân mình.
Trước đây, lễ hội thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 9, vì đây chính là ngày vị tướng Ieyasu Tokugawa3 đã giành thắng lợi quyết định trong trận chiến Sekigahara.
Trong lễ hội hơn 1300 năm lịch sử này, sẽ có hàng nghìn người đi diễu hành, mang hơn 100 chiếc kiệu di động gọi là mikoshi được các nghệ nhân trang trí với những con phụng hoàng trên mái nhà đi trên đường phố.
Mọi người xung quanh đều chìm đắm trong không khí âm nhạc rộn ràng, tràn đầy sắc màu vui tươi của lễ hội, vì vậy, đoàn diễu hành rước kiệu kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ.
Xem thêm : Văn hóa trà đạo – Văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Xem thêm : Văn hóa vùng Tây Nguyên – Sự kiện lễ hội Tây Nguyên
Tạm kết :
Bài viết trên đây mình vừa giới thiệu sơ lược tới các bạn Văn hóa lễ hội ở Nhật. Cũng như tìm hiểu sơ lược về các văn hóa lễ hội nơi đây. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về các văn hóa ở Nhật. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết !
Vũ – Tổng hợp, chỉnh sửa (Nguồn tổng hợp : luhanhvietnam.com.vn, tournhatban.net.vn, … )