Dân tộc Tày sống ở phía Bắc nước ta. Văn hóa dân tộc Tày rất phong phú và độc đáo. Cùng Nguoivietnam.vn tìm hiểu xem đặc trưng của dân tộc Tày là gì nhé!
1. Phong tục tập quán dân tộc Tày
Tôn giáo và tín ngưỡng: Người Tày có nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian khác nhau. Trong phạm vi gia đình, họ thờ tổ tiên và Bà mụ. Các thần tượng bao gồm Phật Bà Quan Âm và Táo quân. Ngoài các bản làng, họ thờ thổ thần và có những nơi thờ thành hoàng. Một số bản còn xây chùa để thờ Phật. Các nghi lễ vòng đời có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tày.
Tục thờ chó Ma-hin là một phần của văn hóa dân tộc Tày ở Lạng Sơn. Trước cửa nhà, mọi gia đình đều đặt một tượng chó đá với các tư thế khác nhau. Điều này là đặc điểm dễ nhận thấy khi bước chân vào không gian ngôi nhà của người Tày Lạng Sơn. Chó đá – được gọi là Ma-hin trong tiếng Tày – mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống.
Theo quan niệm của người Tày, lá bưởi có khả năng trừ tà, đuổi đi những điều xui xẻo, vận đen. Do đó, việc sử dụng lá bưởi để tắm cho chó đá được coi là một cách để thu hút may mắn và tài lộc đến cho ngôi nhà. Sau khi được tắm rửa sạch sẽ, chó đá sẽ được mặc một chiếc khăn đỏ quanh cổ. Hành động này cũng có thể được coi như việc “trang phục” mới cho chó đá, thể hiện sự tôn vinh của người Tày đối với nó. Việc này cũng thể hiện lòng biết ơn, vì chó đá đã mang lại may mắn cho gia đình trong suốt năm qua.
Nhà ở: Người Tày có những kiểu nhà truyền thống gồm ba dạng chính. Nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đấtvà nhà phòng thủ.
Nghi lễ: Điểm khác biệt và độc nhất của dân tộc Tày chính là thường thực hiện tục kết hôn trong cùng dòng họ. Các cặp nam nữ sẽ được phép tự do tìm hiểu trước khi quyết định tiến tới hôn nhân, tuy nhiên việc kết hôn hay không lại phụ thuộc vào quyết định của hai gia đình.
Theo phong tục truyền thống, lễ hôn sẽ bao gồm các nghi thức như lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu. Bên cạnh đó, dân tộc Tày còn có những phong tục tập quán khác như lễ tảo mộ và tang lễ.
Nghệ thuật: Người Tày có rất nhiều các làn điệu dân ca như lượn, then, hát ru, hát đồng dao, hát ví…
=>>>Xem thêm: Văn hóa dân tộc Kinh – Đặc trưng văn hóa của Việt Nam
2. Trang phục – Văn hóa dân tộc Tày
Trang phục của người Tày luôn mang trong mình một nét riêng biệt và tạo nên vẻ đẹp thuần khiết, giản dị. Thường thì trang phục cổ truyền của họ được làm từ vải sợi bông tự dệt, được nhuộm chàm một màu đồng nhất trên cả trang phục nam và nữ, thường không có những hoa văn trang trí phức tạp. Để trang trí, người dân tộc Tày sẽ thường đeo các loại đồ trang sức làm từ bạc và đồng như khuyên tai, kiềng, lắc tay, xà tích.
Thêm vào đó, họ còn sử dụng các phụ kiện như thắt lưng, giày vải có quai, khăn vấn và khăn mỏ quạ, thường là màu chàm như những tông màu chủ đạo. Trong tất cả, trang phục của người dân tộc Tày mang một sự đơn giản, khiêm tốn nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa tốt đẹp và có giá trị văn hóa dân tộc Tày sâu sắc.
3. Ẩm thực – Văn hóa dân tộc Tày
Người Tày chủ yếu sử dụng gạo tẻ làm nguyên liệu chính trong thực đơn hàng ngày. Ngoài cơm tẻ thường xuyên, họ còn dùng gạo tẻ và gạo nếp để nấu cháo, cơm lam, bún, cốm và nhiều món xôi cũng như các loại bánh khác.
Trong đó, món bánh trứng kiến là một món đặc sản đáng chú ý, với nhân là trứng của một loài kiến đen, sau đó được xào với mỡ, muối, kiệu hoặc hành lá.
=>>>Xem thêm: Một số nét tiêu biểu trong Văn hóa của người khmer
Qua bài viết trên đã giới thiệu cho bạn Văn hóa dân tộc Tày. Hy vọng bạn sẽ thích bài viết này. Cùng tìm hiểu các bài viết khác của Nguoivietnam.vn nhé!
Vân Anh – Tổng hợp
Discussion about this post