Trong 54 anh em dân tộc Việt Nam thì Ê-đê là một trong số đó. Dân tộc Ê-đê chủ yếu sổng ở Đak Lak và một số tỉnh thành khác. Văn hóa dân tộc Ê-đê rất đa dạng và phong phú. Cùng Nguoivietnam.vn tìm hiểu nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc Ê-đê nhé.
1. Phong tục tập quán – văn hóa dân tộc Ê-đê
Tôn giáo, tín ngưỡng: Khoảng 70% dân số người Ê Đê theo đạo Tin Lành, một tôn giáo được truyền bá bởi các nhà truyền giáo từ Na Uy và Phần Lan vào đầu thế kỷ 20. Các mục sư thường đọc kinh và cầu nguyện tại nhà riêng của họ. Một số người ở thành thị theo đạo Phật do kết hôn với người Kinh hoặc người Hoa. Tuy nhiên, một số khác vẫn giữ tôn giáo cổ truyền, thờ cúng các vị thần bảo hộ.
Người Ê Đê thường không thờ phụng ông bà hay tổ tiên. Khi có người trong gia đình mất, họ thực hiện lễ bỏ mả để tiễn người thân về nơi vĩnh viễn. Đây là nghi thức để từ biệt người đã khuất và đảm bảo linh hồn của họ không lẩn quẩn trong nhà.
Lễ, Tết: Người Ê Đê ăn Tết vào tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) sau khi mùa màng đã thu hoạch xong. Tết không rơi vào một ngày cố định mà phụ thuộc vào từng buôn làng. Sau Tết, họ tổ chức lễ ăn mừng cơm mới (hmạ ngắt), sau đó là Tết (mnăm thun) để kỷ niệm vụ mùa bội thu. Tết mnăm thun là lễ hội lớn nhất, trong đó có việc cúng thần lúa bằng cách mổ trâu, bò hoặc lợn.
Nơi ở: Ngôi nhà truyền thống của người Ê Đê là nhà sàn dài, có hình dáng giống thuyền với hai đặc điểm chính: hai vách dọc đứng, hai đầu mái nhô ra. Nhà chỉ có hai hàng cột ngang, không có kèo. Không gian nội thất được chia làm hai phần theo chiều dọc. Phần đầu gọi là “Gah,” là nơi sinh hoạt cộng đồng và phòng khách của gia đình mẫu hệ. Phần cuối gọi là “ôk,” dành cho các cặp vợ chồng, trong đó từng buồng có vách ngăn bằng phên nứa.

Nghệ thuật, văn hóa: Người Ê-đê có hình thức kể khan vô cùng hấp dẫn. Trong lĩnh vực văn chương, khan là những sử thi, trường ca cổ xưa; về hình thức biểu diễn, khan thường đi kèm với việc ngâm kể và đồng thời kết hợp với các động tác để truyền đạt tốt hơn các tình cảm, tình huống trong câu chuyện. Trong âm nhạc dân ca, người Ê-đê thường có các hình thức như hát đối đáp, hát đố, hát kể gia phả…
Nền nhạc Ê-đê cũng nổi tiếng với bộ cồng chiêng bao gồm 6 chiêng bằng, 3 chiêng núm, một chiêng giữ nhịp và một trống cái mặt da. Cồng chiêng là di sản văn hóa quý báu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và đặc biệt là đồng bào Êđê. Cồng chiêng được coi là vật thiêng nhất, có giá trị tối cao trong mỗi gia đình, dòng họ và mỗi thành viên trong cộng đồng.

Dân tộc Êđê thường sở hữu một dàn chiêng đồng gồm 10 cái (được gọi là ching Knah) kết hợp với một trống H’gơr. Cồng chiêng thường đi kèm suốt cả vòng đời của con người, từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trưởng thành, sinh con và cuối cùng trở về với thế giới của tổ tiên và ông bà.
Bên cạnh những dòng nhạc từ cồng chiêng, người Ê-đê còn sử dụng các loại nhạc cụ chế tạo từ tre nứa, vỏ bầu khô, tương tự như các dân tộc khác ở Trường Sơn và Tây Nguyên. Tuy nhiên, họ đã phát triển những kỹ thuật riêng, mang tính độc đáo, làm cho âm nhạc của họ trở nên đặc biệt và độc đáo.