Dân tộc Dao cư trú chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Người Dao được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Cùng Nguoivietnam.vn tham khảo bài viết dưới đây xem Văn hóa dân tộc Dao đặc sắc như nào nhé.
1. Phong tục tập quán – văn hóa dân tộc Dao
Người Dao vừa tuân theo các tín ngưỡng nguyên thủy, nghi lễ nông nghiệp, và cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Khổng giáo, Phật giáo, đặc biệt là Đạo giáo. Bàn vương được coi là tổ tiên thủy tổ của người Dao, và được cùng chung với tổ tiên gia đình trong các nghi lễ. Theo truyền thống, tất cả đàn ông đã đến tuổi trưởng thành đều phải tham gia lễ cấp sắc, một nghi lễ kết hợp giữa tín ngưỡng Đạo giáo và những truyền thống lâu đời.
Với đặc điểm tín ngưỡng đa thần, người Dao thường thờ cúng các vị ma ông bà, cha mẹ, ma bếp lò, ma thổ địa… Trong gia đình có thể thờ cúng các thần phù hộ và thổ thần của làng, cũng như cúng cầu mưa hoặc nắng, cúng diệt trừ sâu bọ trong đồng ruộng. Người Dao cũng cúng tổ tiên vào các dịp lễ tết vào tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Chạp, tùy thuộc vào nhóm dân tộc Dao cụ thể.

Hát Páo Dung là một di sản quý báu của văn hóa dân tộc Dao. Loại hình nghệ thuật này thể hiện tâm tư, tình cảm và ước vọng của họ trong cuộc sống. Mỗi ngành Dao có cách biểu diễn riêng, với âm điệu từ trầm lặng kéo dài đến cao hay bay bổng. Mặc dù có sự khác biệt về cách thể hiện, nhưng các điệu Páo Dung đều mang đặc điểm chung là ca ngợi cuộc sống, cách ứng xử, và tôn vinh thiên nhiên và tinh thần lao động sáng tạo. Nghệ thuật hát Páo Dung của người Dao đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
