Dân tộc Ba na chủ yếu sống ở vùng Tây Nguyên Việt Nam. Lịch sử phát triển của người Ba na gắn liền lịch sử các dân tộc ở Tây Nguyên, tạo nên một nền văn hóa độc đáo và đặc sắc. Hôm nay Nguoivietnam.vn sẽ giới thiệu đến bạn văn hóa dân tộc Ba na – Đặc trưng văn hóa của Việt Nam.
1. Phong tục tập quán – văn hóa dân tộc Ba na
Tôn giáo và tín ngưỡng: Trong hệ thống tín ngưỡng của văn hóa dân tộc Ba na, cuộc sống như một kết quả của những vị thần linh (còn gọi là yang) đã sắp đặt. Trong vũ trụ tâm linh này, Bok Kei Dei và Yă Kuh Keh hiện thân như cặp thần linh tối thượng – người đã sáng tạo ra mọi vật và chăm sóc lo lắng cho cuộc sống của con người. Ngoài ra, tôn thờ còn dành cho vị thần Rừng (yang Bri), thần Đất (yang The), thần Đá (yang Tmo), thần Núi (yang Kông),…
Nhà ở: Loại nhà truyền thống của người Ba Na là nhà rông hoặc nhà sàn, được làm bằng tranh tre nứa lá. Một thời xa xưa, nhà sàn rộng lớn với hàng chục dãy gian, là nơi cư ngụ của một thế hệ đại gia đình. Nhưng ngày nay, người dân đã thay đổi kiểu nhà sàn, có thể là 3 gian hoặc 5 gian, phù hợp cho gia đình nhỏ với 2 hoặc 3 thế hệ cùng chung sống.

Nghề dệt thổ cẩm: Nghề này đã tồn tại trong văn hóa dân tộc Ba na từ thời xa xưa. Các sản phẩm thổ cẩm được trang trí tỉ mỉ với những họa tiết tinh tế. Hấu hết những người phụ nữ Ba na đều biết dệt đồ dùng hằng ngày, chẳng hạn như váy áo cho phụ nữ, khăn, tấm vải đặc biệt để đựng con, và trang phục khố dành cho nam giới. Ngoài ra, nghệ thuật đan lát và khắc gỗ cũng đã có sự phát triển đáng kể.

Nghệ thuật và văn hóa: Trong kho tàng văn hóa dân gian của người Ba Na, có những giai điệu dân ca và những điệu nhạc độc đáo, tươi vui, thể hiện trong các dịp hội hè, lễ hội tôn giáo và nghi lễ. Bên cạnh đó, nhạc cụ cũng đa dạng và phong phú, bao gồm những bộ cồng chiêng với cấu trúc khác nhau như đàn t’rưng, klông pút, kơni; cùng những loại kèn như tơ nốt, arơng, tơ tiếp…
Trong văn hóa dân tộc Ba na, cả nam và nữ đều thường hút thuốc lá. Thuốc lá thường được người dân tự trồng. Sau khi thu hoạch, thuốc lá có thể được cắt thành những sợi nhỏ và sử dụng tẩu để hút, hoặc có thể để nguyên lá khô và cuốn thành những điếu thuốc để thưởng thức. Tẩu thuốc thường được tạo ra từ thân cây tre, nứa hoặc gỗ và được chế tạo thành các hình dáng tinh tế và đẹp mắt.
2. Trang phục của người Ba na
Người dân tộc Ba Na luôn giữ cho mình phong cách giản dị. Đàn ông thường xuất hiện với trang phục trần truồng hoặc mặc chiếc áo cánh tay ngắn, cổ áo xẻ sâu để lộ phần ngực, kết hợp cùng chiếc khố truyền thống. Còn phụ nữ thường mặc áo cộc tay, che kín phần ngực và mặc váy dài.

Vải mà người Ba Na dùng để tự tay dệt là vải bông, thường sử dụng màu sắc đen chàm và trắng, với các họa tiết viền màu đỏ gạch và hoa văn tinh tế mộc mạc. Cả nam và nữ đều ưa thích trang sức bằng bạc, đồng hoặc chuỗi hạt cườm để thêm phần trang trọng.
Khi đến những ngày rét buốt, đàn ông Ba Na thường mang theo tấm choàng để giữ ấm. Trong các dịp lễ bỏ mả, nam giới thường búi tóc phía sau đầu và kết thúc bằng việc cài một lông chim công vào tóc, còn tay thì trang sức với vòng đồng.
=>>>Xem thêm: Văn hóa dân tộc Ê-đê – Đặc trưng văn hóa của Việt Nam
Vậy là các bạn đã tìm hiểu xong văn hóa dân tộc Ba na – Đặc trưng văn hóa của Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn.
Vân Anh – Tổng hợp