Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô, kèm theo triệu chứng bất thường có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Vốn dĩ rụng rốn là thời điểm vô cùng nhạy cảm vì chỉ cần một chút sai nhỏ trong quá trình chăm sóc cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng. Vậy dấu hiệu rốn chưa khô sau khi rụng có thực sự đáng lo, làm sao để bảo vệ đúng cách, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây mẹ nhé.
1. Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô có đáng lo?
Thông thường, quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh sẽ diễn ra trong khoảng 2 tuần sau khi chào đời. Sau khoảng vài ngày, khu vực rốn có thể vẫn ẩm và chưa khô hẳn. Đây có thể là một hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, nếu ba mẹ quan sát thấy một số biểu hiện bất thường, tình trạng ẩm kéo dài kèm theo mủ thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng.
Trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô khiến nhiều ba mẹ lo lắng
2. Nguyên nhân khiến rốn bé lâu khô
Vùng cuống rốn sau khi rụng sẽ tương tự như vết thương hở, nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ rất dễ để vi khuẩn tấn công và gây ra tình trạng rốn ẩm, kèm theo mủ hoặc sưng đỏ. Ngoài ra, rốn bé lâu khô rất có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
Do bị nhiễm trùng khi mẹ vệ sinh hay đóng bỉm cho bé sai cách. Mẹ có thể tham khảo cách mặc bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách tại đây để hạn chế những tổn thương cho bé cưng.
U hạt rốn kèm theo dịch vàng ở chân rốn.
Uốn ván rốn gây viêm tĩnh mạch rốn, vi khuẩn gây bệnh có thể lây nhiễm sang các cơ quan khác trong cơ thể.
U mạch máu rốn khiến vùng rốn sưng tấy, da xung quanh chuyển sang đỏ thẫm, rốn có dịch mủ vàng.
Rốn lâu khô sau khi rụng có thể do nhiễm khuẩn
3. Cách chăm sóc giúp cuống rốn trẻ sơ sinh nhanh khô
Dưới đây là hướng dẫn giúp ba mẹ chăm sóc vùng rốn cho bé nhanh khô và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
Vệ sinh cuống rốn cho bé bằng nước muối sinh lý, sử dụng bông y tế để làm sạch nhẹ nhàng.
Cho bé đi khám nếu có dấu hiệu bất thường, không tự ý bôi hay đắp bất cứ sản phẩm nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, làm từ chất liệu an toàn, tránh để vải tiếp xúc với phần cuống rốn.
Giữ cho cuống rốn của bé luôn được khô thoáng. Dù dùng tã dán hay miếng lót sơ sinh cho con mẹ cũng cần lựa chọn loại mềm mại, chú ý không bít kín cuống rốn của bé.
Mẹ nên dùng tăm bông để vệ sinh nhẹ nhàng dịch mủ
Tình trạng trẻ sơ sinh rụng rốn nhưng chưa khô và kéo dài kèm theo nhiều biểu hiện bất thường có thể cảnh báo những vấn đề nguy hiểm. Chủ động trang bị kiến thức về cách chăm sóc, nhận diện và xử lý khoa học sẽ là chìa khóa quan trọng giúp ba mẹ bảo vệ bé khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn vùng rốn.