Trẻ vẫn nhỏ tuổi dính thắng lưỡi có gây nguy hiểm không là vấn đề lo ngại của nhiều bố mẹ hiện nay. Không hẳn trẻ nào bẩm sinh cũng sẽ mắc phải dị tật này, nhưng nếu mắc sẽ hình thành một số hạn chế trong quá trình sinh hoạt và phát triển của trẻ. Vì vậy, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây để phát hiện và loại bỏ dị tật kịp thời nhé!
==>> Xem thêm: Khớp cắn chéo là gì? Triệu chứng Crossbite
Mục lục
Khái niệm về dị tật dính thắng lưỡi?
Trường hợp mắc phải dị tật dính thắng lưỡi thường xuất hiện khi trẻ mới chào đời. Dị tật này có dấu hiệu khi màng dưới lưỡi bị ngắn lại và căng ra, có thể cản trở các hoạt động liên quan đến lưỡi của trẻ. Ước tính số trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi dị tật lưỡi này là khoảng 5%. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ mắc dị tật này ở trẻ trai luôn cao hơn trẻ gái.
Phân loại mức độ dị tật dính thắng lưỡi như sau:
Cấp độ 1: Tình trạng nhẹ với chiều dài lưỡi 12-16mm.
Cấp độ 2: Tình trạng trung bình, chiều dài lưỡi 8-11mm.
Cấp độ 3: Tình trạng nặng với chiều dài lưỡi 3-7 mm.
Cấp độ 4: Dính thắng lưỡi hoàn toàn khi chiều dài thắng lưỡi chỉ ngắn hơn 3mm.
Trẻ bị dính thắng lưỡi thường có biểu hiện nào?
Để có thể phát hiện được dễ dàng rằng trẻ nhà mình có phải đã mắc dị tật dính thắng lưỡi này không, rất đơn giản với những biểu hiện được liệt kê ở dưới đây. Từ đó phụ huynh sẽ có biện pháp chữa trị thích hợp nhất:
Quá trình tập phát âm của trẻ trở nên khó khăn.
Trẻ không thể đưa lưỡi ra bên ngoài miệng khoảng 1-2mm.
Không thể nâng lưỡi lên và chạm vào hàm trên như thông thường.
Lúc bú sữa mẹ cũng bị vướng víu, khó khăn.
Bố mẹ nhận thấy dính thắng lưỡi ở con mình ngắn hơn so với những đứa trẻ khác.
Những biểu hiện này thể hiện rất rõ ở trẻ, chỉ cần các bậc phụ huynh quan sát và để ý đến chế độ sinh hoạt của trẻ là có thể phát hiện ra nhanh chóng dị tật này.
Nguyên nhân và ảnh hưởng từ dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ
Nguyên nhân
Khi bàn về nguyên nhân hay tác động nào đã ảnh hưởng đến việc hình thành dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ, nhiều chuyên gia nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra những kết luận chắc chắn nhất. Vấn đề dị tật này, có một vài trường hợp các nhà nghiên cứu cho rằng xuất phát điểm do bẩm sinh đã có. Đôi khi cũng có thể do duy truyền từ đời này sang đời khác, nhưng chưa có đáp án nào được công nhận chính xác.
Trẻ bị dính thắng lưỡi có gây nguy hiểm không?
Theo như nghiên cứu, bệnh dính thắng lưỡi được đánh giá không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, dị tật này nếu kéo dài không chữa trị, sẽ để lại nhiều hạn chế:
Hoạt động liếm môi của trẻ sẽ cực kỳ khó khăn, đôi khi trẻ cũng không thực hiện được.
Quá trình di chuyển lưỡi trong miệng cũng không dễ dàng. Nếu bố mẹ không vệ sinh răng sạch sẽ cho trẻ, khả năng sâu răng sẽ rất lớn.
Một số chữ sẽ khó được trẻ phát âm chuẩn chỉnh: âm r, t, d, s, z, l,…
Dính thắng lưỡi còn gây ra dấu hiệu thưa răng cửa ở trẻ. Nếu như không chữa trị kịp thời, nhiều răng khác liên quan cũng sẽ bị ảnh hưởng và gây mất thẩm mỹ.
Giai đoạn trẻ còn bú sữa mẹ khi mắc dính thắng lưỡi cũng bị tác động, nguyên nhân vì trẻ không ngậm núm vú được đúng cách. Điều này sẽ khiến cho bé không hấp thụ được đủ các dưỡng chất cần thiết.
Cách điều trị tật dính thắng lưỡi và những lưu ý cần biết
Hiểu được nguyên nhân và sự ảnh hưởng không nhỏ của dị tật dính thắng lưỡi tới trẻ. Các bậc phụ huynh cần nhanh chóng tìm cách thức chữa trị kịp thời càng sớm càng tốt. Chúng tôi xin đề xuất cho bố mẹ phương án đến bệnh viện cắt thắng lưỡi cho trẻ. Với công nghệ phát triển hiện đại, việc tiểu phẫu cắt dính thắng lưỡi đã không còn phức tạp. Có hai loại cắt thắng lưỡi phổ biển: cắt thắng lưỡi gây tê và cắt thắng lưỡi áp mê. Dựa vào sự chẩn đoán cấp độ bệnh ở trẻ, bác sĩ sẽ lựa chọn được loại cắt thắng lưỡi phù hợp và hiệu quả nhất.
Quá trình hoàn thành việc cắt của trẻ chỉ kéo dài trong vài phút, tuy nhiên công tác chăm sóc cho trẻ sau tiểu phẫu mới là điều cần chú ý:
Không để trẻ chạm tay có vi khuẩn lên miệng.
Duy trì thói quen uống thuốc và vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày.
Quan sát trẻ có dấu hiệu lạ, cần đưa đến bệnh viện để khám lại.
Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi lên/xuống, sang trái/phải,…để lưỡi trẻ dần linh hoạt và phục hồi nhanh hơn.
Mong rằng những thông tin liên quan trên đây đến nội dung dính thắng lưỡi có gây nguy hiểm không, chúng ta có thể bổ sung thêm cho mình những kỹ năng ứng phó khi con cái có triệu chứng của tình trạng dính thắng lưỡi.
Xem thêm: https://fitobimbi.vn/cham-soc-tre/tieu-hoa/tre-so-sinh-bi-tao-bon/