Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, với những đứa trẻ sinh non sẽ có tốc độ phát triển chậm hơn vài tuần hoặc vài tháng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều trường hợp trẻ có tốc độ phát triển chậm hơn rất nhiều so với bình thường mà bố mẹ không nhận ra. Vậy làm sao để phát hiện trẻ chậm phát triển hay đang phát triển bình thường? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Mục lục
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển
Trẻ chậm phát triển là một trong số những bất thường lớn của nước ta trong nhiều năm gần đây. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển. Trong đó, phải kể đến những nguyên nhân chính sau:
Các yếu tố bệnh lý ảnh hưởng đến phát triển não bộ
Đây có lẽ là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp trẻ chậm phát triển nhất. Trẻ khi sinh ra bình thường nhưng trong quá trình phát triển, mắc một số các loại bệnh về não bộ làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của trẻ. Những căn bệnh đó phải kể đến là:
- Bệnh viêm màng não: do nhiễm trùng gây nên. Các màng tạo thành vỏ bọc xung quanh não bộ và tủy sống.
- Bệnh viêm não: tình trạng các mô não bị viêm do nhiễm trùng.
- Áp xe não: tình trạng xung quanh màng cứng của não bị bao phủ bởi bọc mủ. Bọc mủ này do các vi khuẩn trú ngụ tạo thành.
- Chấn thương sọ não: trẻ bị va đập gây tổn thương đến hộp sọ.
- U não.
- Não úng thủy
- Động kinh
- ….
Trẻ chậm phát triển do di truyền
Nguyên nhân này cũng khá thường thấy ở những trẻ chậm phát triển. Khi trẻ vừa sinh ra cơ thể đã có các gen di truyền của bố mẹ nên trong quá trình phát triển, các gen này càng biểu hiện rõ ràng. Hoặc các gen bố mẹ khi kết hợp với nhau tạo thành các biến dị gen làm ảnh hưởng đến các hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não .
Bệnh lý của mẹ khi mang thai
Trong quá trình mang thai, những tác động xấu của người mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Nếu trong quá trình mang thai, thai phụ gặp phải các tình trạng như nhiễm trùng, căng thẳng, ốm đau hay mắc bệnh dị ứng, nhiễm virus, bệnh béo phì,…đều gây ra ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển não bộ của thai nhi
Ngoài ra, nếu trong quá trình mang thai, mẹ gặp phải tình trạng co giật làm cho sự dẫn máu đến bài thai kém hơn sẽ khiến trẻ sinh ra kém phát triển hơn bình thường.
Trẻ chậm phát triển do môi trường
Trẻ sinh ra bình thường nhưng do sống trong môi trường ô nhiễm, thiếu ánh sáng, thiếu không khí cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm phát triển. Những tác động xấu của môi trường tác động đến não bộ, sự nhìn nhận của trẻ về cuộc sống khiến trẻ bị ảnh hưởng rất lớn trong quá trình phát triển.
Biểu hiện triệu chứng trẻ chậm phát triển
Triệu chứng chậm phát triển ở trẻ rất khó phát hiện ở trong giai đoạn đầu. Do đó, ba mẹ thường bỏ qua những dấu hiệu ban đầu mà chỉ nhận ra khi trẻ đã khác biệt khá nhiều kho với những đứa trẻ khác. Để có những căn cứ để xác định trẻ chậm phát triển hay không, ba mẹ có thể dựa vào những triệu chứng sau:

Khả năng nhận thức của trẻ kém
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết trẻ chậm phát triển là khả năng nhận thức của trẻ kém hơn những trẻ bình thường. Trẻ luôn luôn trong trạng thái thụ động, khép mình với mọi người, phản ứng với những tình huống trong cuộc sống khá chậm, gần như sống tách biệt với thế giới xung quanh. Trẻ thiếu sự năng động, không thể hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa.
Khi đến giai đoạn học hành, khả năng ghi nhớ, nhận mặt chữ, số khá khó khăn. Thậm chí, trẻ còn không phân biệt được màu sắc, không thể nhớ được những sự việc vừa diễn ra trong thời gian ngắn.
Xem thêm các bệnh thường gặp ở trẻ tại: https://fitobimbi.vn/cac-benh-thuong-gap/
Khả năng vận động kém
So với những trẻ cùng trang lứa, khả năng vận động của trẻ kém hơn hẳn. Trẻ gặp khó khăn khi vận động đi lại, chạy nhảy, khó khăn trong việc kết hợp vận động giữa các bộ phận khác trên cơ thể. Với những trẻ dưới 2 năm tuổi có thể nhận biết thông việc trẻ khó cầm nắm các vận dụng, khó khăn trong việc bò, ngồi.
Khó khăn trong việc giao tiếp
Trẻ không học ghép các chữ, khó khăn trong việc phát âm thành tiếng. Khi có người muốn trò chuyện trẻ thường lảng tránh, ít tiếp xúc với mọi người. Trẻ không thể truyền đạt bằng lời nói và cử chỉ khi muốn một vật gì đó.
Trên đây là những dấu hiệu về trẻ chậm phát triển mà các mẹ nên biết sớm. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như trên thì nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để có lời giải chính xác nhất và có hướng điều trị cho bé. Ngoài ra, ba mẹ có thể chủ động bổ sung các dưỡng chất tốt cho não của bé bằng cách sử dụng sản phẩm Fitobimbi Junior Omega 3 nhé